Đám cưới truyền thống của người Việt trải qua rất nhiều nghi thức, trong đó không thể bỏ qua lễ ăn hỏi. Để nghi lễ diễn ra suôn sẻ, thuyết phục, bạn cần chuẩn bị sẵn bài phát biểu trong lễ ăn hỏi một cách cẩn thận và chu đáo.
Trong phong tục cưới hỏi của người Việt, lễ ăn hỏi được xem là một nghi thức quan trọng, một nét đẹp văn hóa không thể thiếu. Lễ ăn hỏi mang ý nghĩa đánh dấu đôi bạn trẻ chính thức đính ước trở thành vợ chồng, hai bên gia đình trở thành thông gia và chờ ngày tổ chức đám cưới. Tuy nhiên, một lễ ăn hỏi trọn vẹn ngoài công tác chuẩn bị về lễ vật còn cần những bài phát biểu hay và ý nghĩa.
Do đó, để các đôi uyên ương chuẩn bị tốt nhất cho ngày trọng đại này, Blog Beauty sẽ chia sẻ bài phát biểu trong lễ ăn hỏi hay nhất cùng một số vấn đề cô dâu, chú rể cần lưu ý trong buổi lễ.
Mục lục
Ý nghĩa của lễ ăn hỏi trong phong tục người Việt
Lễ ăn hỏi hay còn được gọi là đám hỏi, lễ đính hôn… Đây là một trong những nghi lễ vô cùng quan trọng trong phong tục cưới hỏi của người Việt từ xưa đến nay. Nghi lễ này thường được tổ chức sau buổi dạm ngõ giữa hai bên gia đình.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Việc tổ chức lễ ăn hỏi là thời điểm đánh dấu bước ngoặt mới đối với chàng trai, cô gái trước khi trở thành vợ chồng chính thức. Theo phong tục của người Việt, trong buổi lễ ăn hỏi nhà trai sẽ mang lễ vật sang nhà gái, có lời phát biểu trong lễ ăn hỏi để xin gả con, cháu cho chàng trai.
Nếu gia đình nhà gái đồng ý thì sau buổi lễ chàng trai chính thức được nhận rể và trở thành chồng sắp cưới của cô gái. Lúc này, cô dâu chú rể chỉ cần chờ đến ngày thành hôn để công bố với họ hàng, bạn bè.
Trước đây lễ ăn hỏi thường được tổ chức trước 1-2 năm, nhưng ngày nay nghi lễ có phần được giản lược. Lễ ăn hỏi và lễ cưới đôi khi chỉ cách nhau 1–2 ngày do khoảng cách địa lý hoặc do công việc quá bận rộn.
Mặc dù vậy, trình tự tổ chức, lễ vật, nghi thức trong buổi lễ ăn hỏi cần được chuẩn bị một cách đầy đủ để đảm bảo sự tôn trọng với họ hàng, quan khách hai bên. Trong đó, việc chuẩn bị bài phát biểu đám hỏi đóng vai trò quan trọng mà bạn không nên sơ sài.
Mẫu bài phát biểu hay trong lễ ăn hỏi nhà trai, nhà gái
Để buổi lễ ăn hỏi diễn ra trang trọng và lịch sự, cô dâu, chú rể cần chuẩn bị sẵn bài phát biểu lễ ăn hỏi nhà trai, bài viết phát biểu lễ ăn hỏi họ nhà gái. Nếu bạn đang tìm kiếm bài phát biểu lễ ăn hỏi tại nhà hay lời phát biểu trong tiệc cưới nhà hàng thì có tham khảo mẫu phát biểu đám hỏi sau đây.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Bài phát biểu trong lễ ăn hỏi của nhà trai
Thông thường, trong buổi ăn hỏi, nhà trai sẽ là bên mở lời trước. Vì thế, bài phát biểu đám hỏi của nhà trai sẽ bao gồm những nội dung dưới đây.
“Kính thưa quan viên hai họ cùng các vị quan khách có mặt ở đây. Trước tiên, tôi thay mặt toàn thể nhà trai gửi lời chào trân trọng nhất đến gia đình nhà gái. Kính chúc các ông, các bà bên họ nhà gái sức khỏe dồi dào làm ăn phát đạt, gia đình hạnh phúc.
Tôi xin phép được giới thiệu thành phần gia đình nhà trai hôm nay: Tôi là…, bác của cháu… và là đại diện nhà trai. Còn đây là bà…, là bà ngoại của cháu…, tiếp đến là bố mẹ và cậu mợ của cháu…
Kính thưa Toàn thể các cụ ông, cụ bà, các anh, các chị và các bạn của hai cháu.Trải qua quá trình tìm hiểu của hai cháu … và … Được sự nhất trí vun vén hạnh phúc của bố mẹ hai bên đồng ý cho các cháu được xây dựng hạnh phúc trăm năm. Được sự nhất trí chính quyền địa phương cho hai cháu đăng ký kết hôn.
Hôm nay, ngày lành tháng tốt họ nhà trai chúng tôi chuẩn bị 7 tráp lễ vật đưa tới nhà gái, mong nhà gái chấp thuận để hai cháu nên vợ nên chồng. Tôi xin được mời mẹ của cháu… và mẹ cháu… cùng nhau mở tất cả các tráp lễ mà nhà trai đưa đến. Nhà trai chúng tôi cũng hy vọng gia đình nhà gái sẽ chấp thuận lễ vật và đồng ý cho hai cháu nên duyên hạnh phúc”.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Bài phát biểu trong lễ ăn hỏi của nhà gái
Ngay sau khi nghe xong bài phát biểu lễ ăn hỏi nhà trai là lời phát biểu đại diện họ nhà gái. Cụ thể, bài phát biểu lễ ăn hỏi họ nhà gái sẽ như sau:
“Trước tiên tôi tự giới thiệu, tôi là…, là bác của cháu… và là đại diện của họ nhà gái. Tham dự buổi lễ ăn hỏi hôm nay, nhà gái chúng tôi có bố mẹ, các bác, dì dượng và anh chị của cháu…
Chúng tôi cũng xin được chấp thuận để hai cháu tiến đến hôn nhân. Từ giờ phút này, coi như cháu… và cháu… đã là con dâu, con rể của cả hai nhà, nếu hai cháu có nhỏ dại, mong gia đình dạy dỗ hai cháu để cả hai làm tròn bổn phận con cháu.
Nhà gái chúng tôi cũng hy vọng cuộc sống vợ chồng của hai cháu sẽ suôn sẻ, hạnh phúc bên nhau trọn đời. Thay mặt gia đình nhà gái, tôi xin mời nhà trai uống chén nước, ăn miếng trầu mừng hạnh phúc cho hai cháu.”
Đại diện nhà trai phát biểu
“Thay mặt gia đình nhà trai, tôi xin chân thành cảm ơn nhà gái đã đón tiếp chu đáo để buổi lễ ăn hỏi ngày hôm nay diễn ra thành công tốt đẹp. Chúng tôi hy vọng, cả hai sẽ luôn yêu thương, cùng nhau vượt qua mọi sóng gió cuộc đời, làm tròn bổn phận con cháu với hai bên gia đình.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Gia đình chúng tôi cảm ơn các ông bà, cô bác đã tham dự buổi lễ hôm nay, chúng tôi xin phép được ra về và xin hẹn gặp lại gia đình nhà gái trong buổi lễ đón dâu và lễ cưới sắp tới…”
Nhà gái sẽ lại quả và chào tạm biệt nhà trai
“Gia đình nhà gái cũng xin được cảm ơn nhà trai và chúng tôi cũng xin có một số lễ vật lại quả, gửi về cho gia đình trai. Như đã thống nhất, hai nhà sẽ gặp lại nhau trong ngày cưới sắp tới và chúng tôi xin chúc đoàn nhà trai lên đường bình an, vui vẻ. “
>>Xem thêm: Mẫu bài phát biểu trong lễ dạm ngõ hay và ý nghĩa nhất
Những nghi thức không thể thiếu trong buổi lễ ăn hỏi
Ngoài việc chuẩn bị bài phát biểu trong lễ ăn hỏi, một số nghi thức không thể thiếu trong phong tục của người Việt mà bạn cần lưu ý dưới đây.
Nghi thức chào hỏi và trao lễ vật
Nhà trai cần chuẩn bị mâm quả, lễ vật, tráp thường thì có 5, 7 hoặc 9 mâm tùy gia đình, xếp đội hình khi đến nhà gái. Sau khi được nhà gái chấp thuận, hai bên gia đình ngồi phát biểu về thành phần tham dự, lý do buổi tiệc và lễ vật ngày hôm nay. Đại diện của nhà gái sẽ đứng lên nhận và phát biểu.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Cô dâu ra mắt quan viên hai họ
Khi tiến hành nghi thức trao lễ vật, cô dâu trong phòng ngồi đợi trong trang phục áo dài. Sau khi trao lễ vật xong, chú rể vào đón cô dâu ra ngoài để chào hai họ.
Thắp hương tổ tiên
Nhà gái sẽ chủ động mang một vài vật phẩm từ mâm quả nhà trai lên bàn thờ gia tiên. Bố mẹ cô dâu sẽ đưa cô dâu, chú rể lên thắp hương bàn thờ để chú rể ra mắt ông bà, tổ tiên và cầu mong tổ tiên phù hộ độ trì cho mọi thứ diễn ra suôn sẻ.
Trao nữ trang, tiền dẫn cưới
Mẹ chú rể sẽ trao nữ trang cho cô dâu, cùng với đó là số tiền xem như lòng biết ơn công lao nuôi dưỡng của bố mẹ cô dâu. Cô dâu chú rể rót trà mời hai bên gia đình, nhà trai thông báo ngày lành tháng tốt để tổ chức đám cưới. Hai bên gia đình sẽ bàn bạc và thống nhất ngày cưới chính thức.
Nhà gái lại quả cho nhà trai
Nhà gái sẽ chia đồ lại quả và trả lại mâm tráp cho nhà trai. Khi chia đồ, nhà gái không được dùng kéo cắt mà phải xé bằng tay, số đồ lại quả phải là số chẵn. Ngoài ra, khi trả lại mâm tráp phải để ngửa nắp, không được đóng nắp.
Biếu trầu
Sau lên ăn hỏi, nhà gái sử dụng các lễ vật mà nhà trai mang đến để chia cho họ hàng, bạn bè, làng xóm…Ý nghĩa của thủ tục này là thông báo rằng cô gái đã có nơi có chốn.
(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});
Qua những chia sẻ trên có thể thấy rằng, bài phát biểu trong lễ ăn hỏi đóng vai trò quan trọng giúp nghi lễ diễn ra trang trọng và tôn kính nhất. Các đôi uyên ước hãy chuẩn bị kỹ càng càng nghi lễ để diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp nhé!
>> Xem thêm: